Cài đặt 1 blog wordpress mới

Việc cài đặt một blog WordPress rất đơn giản và nhanh chóng, chỉ cần 5 phút là bạn đã có trong tay 1 blog cá nhân dùng  WordPress rồi. Tuy nhiên việc cấu hình để blog của bạn trở nên chuyên nghiệp hơn, tối ưu hóa SEO, thân thiện với các cỗ máy tìm kiếm và người dùng,  tăng độ bảo mật và phòng chống spam thì lại mất rất nhiều thời gian và có khi hiệu quả đạt được không cao nếu bạn không có kinh nghiệm.

Bước 1 – Thay đổi cấu trúc đường dẫn tĩnh (Permalinks)


Mặc định  WordPress sẽ để cấu trúc link bài viết của bạn dạng http://site.com/?p=123. Điều này không những không tốt cho SEO mà còn gây khó khăn cho người đọc vì họ không biết được mình sẽ đọc cái gì qua cái link đó.
Do vậy tôi khuyên bạn nên thay đổi cấu trúc đường dẫn tĩnh trong Settings->Permalinks
thành dạng http://site.com/tieu-de-bai-viet hoặc http://site.com/category/tieu-de-bai-viet
Để thay đổi đường dẫn tĩnh bạn chọn Custom Structure sau đó điền vào ô bên cạnh /%postname% hoặc /%category%/%postname% nếu muốn thêm category (chuyên mục).

Bước 2 – Thêm tài khoản quản trị

Bước tiếp theo chúng ta sẽ xóa bỏ tài khoản admin mặc định của wordpress. Do vậy ở bước này chúng ta cần phải tạo thêm 1 tài khoản quản trị mới. Để làm điều này bạn vào Users->Add New điền đầy đủ thông tin cần thiết và đừng quên chỉnh bạn thành administrator. Ngoài ra bạn còn có thể tạo các tài khoản cho cộng tác viên viết bài tại đây.
Bước 3 – Cấu hình bảo mật
Tôi khuyên bạn nên cấu hình một số các thông số sau để đảm bảo an toàn hơn nữa cho blog WordPress của bạn.
Tắt Remote Publishing: Trừ phi bạn có ý định dùng các chương trình viết blog ngoài. Tôi khuyên bạn nên tắt cả Atom và SML-PRC publishing đi. Những thông số này có thể chỉnh ởSettings > Writing
Xóa tài khoản admin mặc định: Mặc định ID của tài khoản admin là #1. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho hackers khi tấn công blog của bạn. Do đó bạn có thể xóa tài khoản mặc định admin đi nếu muốn. Để làm điều này bạn vào  Users đưa chuột tới tài khoản admin và chọnDelete.
Tắt Post via Email: Nếu bạn không có ý định viết blog qua email thì bạn nên tắt tính năng này đi.
Tạo một trang index.html trắng để giấu thư mục: Tạo một file index.html trắng tại những thư mục bạn không muốn người khác xem. Bằng cách này mỗi khi có người truy cập vào thư mục đó, một trang trắng sẽ hiện lên thay vì nội dung của toàn bộ thư mục. Ngoài ra bạn cũng có thể dùng htaccess để làm điều này tự động.

Bước 4 – Cấu hình Discussion

Trong bước này tôi sẽ nói rõ hơn về phần Discussion trong Settings.
Không như những mục khác trong Settings, mục Discussion có một vài thông số rất quan trọng tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi người mà sẽ có những tinh chỉnh khác nhau. Chúng ta hãy xem chúng là gì nhé:
  • Attempt to notify any blogs linked to from the article – Thông báo tới các blog wordpress khác khi bạn link tới bài viết bằng pingback.  Tôi khuyên bạn nên chọn cái này vì pingback có thể đem lại lượng traffic khá đáng kể cho blog.
  • Allow link notifications from other blogs (pingbacks and trackbacks.) – Thông báo khi có một blog WordPress khác link tới bài viết trên blog của bạn và thêm pingback/trackback vào mục comments của bài viết được link tới. Tôi cũng khuyên bạn nên chọn cái này với lí do như trên.
  • Allow people to post comments on the article -  Cái này thì hoàn toàn tùy thuộc vào quyết định của mỗi người. Nếu bạn cho phép comments trên blog của bạn thì để trống ô này.
  • Comment author must fill out name and e-mail – Tôi khuyên bạn nên chọn cái này để hạn chế spam comments.
  • Users must be registered and logged in to comment – Nếu blog của bạn cho đăng kí thành viên thì bạn nên chọn cái này để hạn chế spam.  Tuy nhiên hầu hết các blog đều không cho đăng kí thành viên và cũng không yêu cầu người đọc phải đăng kí để comments.
  • Automatically close comments on articles older than — days – Tự động khóa comments cho những bài viết cũ hơn X ngày.
  • Enable threaded (nested) comments — levels deep – Hãy chắc chắn rằng theme của bạn hỗ trợ tính năng này. Nếu không thì không nên chọn.
  • Break comments into pages with — comments per page and the — page displayed by default. Comments should be displayed with the — comments at the top of each page – Nếu blog bạn có rất nhiều comments thì bạn có thể chọn cái này, nó sẽ chia comments thành từng trang và những comments mới nhất được xếp trên cùng.
  • Email me whenever – Anyone posts a comment – Tự động gửi email thông báo khi có comments mới trên blog. Nếu blog bạn có quá nhiều comments thì bạn có thể tắt tính năng này đi.
  • Email me whenever – A comment is held for moderation – Tự động gửi email thông báo khi có 1 comment đang đợi duyệt. Tôi khuyên bạn nên chọn cái này vì ai cũng muốn comment của mình xuất hiện càng nhanh càng tốt.
  • Before a comment appears – An administrator must always approve the comment – Mọi comments sẽ phải thông qua kiểm duyệt của bạn trước khi được đăng.
  • Before a comment appears – Comment author must have a previously approved comment – Cái này  Misao đang áp dụng trên blog của mình, nếu ai có comment đã được duyệt rồi thì lần sau comments của người đó không cần phải xét duyệt nữa.

Bước 5 – Cập nhật danh sách Ping

Cấu hình chuẩn cho một blog WordPress mới cài đặt!
Để cập nhật danh sách ping, bạn vào Settings->Writing sau đó kéo xuống mục Update Services. Hãy đảm bảo rằng ít nhất có giá trị Pingomatic (http://rpc.pingomatic.com/) ở đó. Ngoài ra tôi khuyên bạn nên thêm những dịch vụ ping khác như sau:

Bước 6 – Cài đặt Feedburner
Cài đặt feed của bạn tại Feedburner không những giúp bạn có nhiều lựa chọn, tùy biến hơn mà còn giúp bạn theo dõi được thống số cụ thể trên website của bạn. Bạn có thể vào Feedburnerđể đăng kí cho mình một tài khoản. Sau đó điền đường dẫn blog của bạn vào và click Next.
Kể từ giờ mỗi khi bạn link tới feed của mình, bạn hãy dùng đường dẫn của Feedburner. Chúng ta sẽ hoàn thành bước này với Feedburner Feedsmithplugin có trong bước 10.

Bước 7 – Upload và kích hoạt Theme:

Bạn sẽ không muốn dùng giao diện mặc định của WordPress. Nếu bạn là người viết blog chuyên nghiệp thì bạn có thể thuê làm hoặc mua 1 premium theme cho blog của mình. Điều này tạo sự chuyên nghiệp cho blog của bạn.
Còn nếu viết blog chỉ là thú vui thôi thì bạn có thể lựa chọn rất nhiều themes free có sẵn trên internet. Sau khi đã tìm cho mình một theme ưng ý rồi bạn hãy upload nó lên WordPress thông qua FTP hoặc trực tiếp trong WordPress 2.8 WP-Admin.
Sau đó bạn vào  Appearance->Themes và click vào nút Active.

Bước 8 – Cài đặt Google Analytics

Google Analytics là một trong những chương trình quản lý stats tốt nhất. Bạn có thể vào http://google.com/analytics để đăng kí cho mình một tài khoản miễn phí.
Đừng lo gì về việc nhúng mã javascript vào blog của mình. Bạn đã có Google Analytics for WordPress plugin làm điều đó hộ bạn rồi.

Bước 9 – Sửa trang About

Bạn nên đưa thật nhiều thông tin trong trang giới thiệu về bản thân. Điều này giúp người đọc biết thêm về bạn. Để làm sửa trang About bạn vào Pages và chọn Edit.

Bước 10 – Cài đặt các Plugins sau

Plugin 1 – Akismet Rất hữu hiệu trong việc phòng chống spam comments. Để sử dụng nó bạn cần phải có WordPress API Keys. Sau đó bạn vào Plugins > Akismet Configurationđiền vào key của bạn và chọn Update Options.
Plugin 2 – Permalink Redirect Hạn chế việc có nhiều link tới cùng 1 bài viết gây ảnh hưởng tới kết quả tìm kiếm trên các Search Engine. Plugin này đảm bảo chỉ có duy nhất 1 URL cho 1 blog entry. Hãy dùng nó nếu bạn cài đặt đường dẫn tĩnh (permalinks) theo dạng blog.com/category/tieu-de-bai-viet.
Plugin 3 – All in one SEO Pack Tự động tối ưu hóa SEO cho blog của bạn.
Plugin 4 – Google Analytics for WordPress Tự động thêm Google Analytics vào blog của bạn. Giúp bạn biết được số lượng khách truy cập hàng ngày…v.v
Plugin 5 – WP Super Cache Giúp giảm tải cho server và tăng tốc cho blog của bạn. Rất thích hợp nếu blog của bạn có nhiều khách truy cập.
Plugin 6 – Google XML Sitemaps Tự động tạo sitemap cho blog của bạn.
Plugin 7 – No Self Pings Ngăn không cho blog bạn tự ping chính mình.
Plugin 8 – Feedburner Feedsmith Tự động chuyển mọi đường dẫn tới feed của bạn sang feedburner.
Plugin 10 – WP DB Backup Tự động backup dữ liệu cho blog của bạn. Rất hữu dụng.
Đó là những bước mà tôi làm mỗi khi cài đặt một blog WordPress mới.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn
QA TRUOC CONTENT
QA SAU CONTENT